Cũng như mọi năm trước đây cứ đến tháng 8 là trẻ em cả nước nói chung và trẻ em ở trên địa bàn xã Mường Luân nói riêng lại náo nức, vui mừng để chờ đón một cái Tết thật vui dành cho mình. Không những trẻ em đợi chờ mà cả người lớn cũng rất thích thú trước một ngày Tết hết sức ý nghĩa này. Vậy ngày Tết này là gì, đó chính là Tết Trung thu.
Tết Trung thu theo
Âm lịch đó chính là ngày
Rằm tháng 8 hằng năm, ngày nay đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi) Tết này còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi đến ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, phổ biến nhất là
đèn ông sao,
mặt nạ,
đèn kéo quân,
tò he... và được ăn các loại
bánh nướng,
bánh dẻo. Vào ngày này, người ta sẽ tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức
múa lân,
múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Tết Trung thu là lễ hội tại các quốc gia
Đông Á và
Đông Nam Á như
Trung Quốc,
Việt Nam,
Nhật Bản,
Triều Tiên,
Đài Loan,
Singapore.
Về nguồn gốc của Tết Trung thu thì cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của
Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là
Hằng Nga và
Hậu Nghệ, vua
Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về
chú Cuội của Việt Nam.
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt
trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền
văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và
đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Tại Việt Nam đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là các thứ
bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,....Trẻ em buổi tối đêm trung thu sẽ chơi kéo co, rước đèn, rước sư tử, múa lân, phá cỗ.
Cũng trong dịp này người ta sẽ mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi
Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Trong Tết trung thu người ta còn tổ chức rước đèn, múa lân, bày cỗ, làm đồ chơi trung thu, làm các loại bánh, trang trí đèn ông sao, tổ chức các tiết mục văn nghệ, trông trăng, phá cỗ.
Riêng Tết Trung thu năm nay ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn xã Mường Luân nói riêng cũng rất đặc biệt. Do ảnh hưởng của dịch COVID 19 nên đã tạm dừng tất cả các hoạt động tập trung đông người, do vậy Tết Trung thu năm nay thầy và trò Trường PTDTBT TH và THCS Mường Luân đã cùng nhau tổ chức vui Trung thu ở các lớp. Tuy không có đèn ông sao, không có chú Cuội cùng chị Hằng, không được cùng nhau rước đèn nhưng bù lại các bạn vẫn được tham gia các trò chơi, nghe các bài hát và vẫn được cùng nhau phá cỗ.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, UBND xã, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trong nhà trường các em học sinh đã được đón một cái Tết trung thu thật vui vẻ và đầm ấm, ấm áp tình yêu thương. Mong rằng đại dịch sớm qua mau để năm sau, năm sau nữa các em học sinh có thể được vui vẻ, được hòa mình trong không khí thực sự của một Tết Trung thu đúng nghĩa.