PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG THCS MƯỜNG LUÂN
Số: 93/ KHCLPT-THCSML
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Mường Luân, ngày 22 tháng 9 năm 2015
|
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS MƯỜNG LUÂN
GIAI ĐOẠN 2016– 2020 TẦM NHÌN 2025
Trường THCS Mường Luân– Điện Biên Đông được thành lập theo Quyết định số 176/2002/QĐUB ngày 30/7/2002 của Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông. Ra đời trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, 13 năm qua trường THCS Mường Luân đã đi trên chặng đường đầy thử thách khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Những kết quả mà nhà trường đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh xã Mường Luân cũng như con em các dân tộc trên địa bàn các xã lân cận của huyện Điện Biên Đông.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Mường Luân là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục Điện Biên Đông phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của của tỉnh và của đất nước.
I/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG.
1.1 Đặc điểm tình hình.
1.1.1 Môi trường bên trong:
a. Điểm mạnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 28; trong đó: BGH: 3, giáo viên: 19, nhân viên: 6.
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi cao, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đối với ban giám hiệu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng.
- Chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáoviên đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của ngành.
- Chất lượng học sinh năm học 2014- 2015:
+ Tổng số học sinh: 292.
+ Tổng số lớp: 09.
+ Xếp loại hạnh kiểm năm học 2014– 2015: Khá, Tốt: 91,8%; TB: 8,2%.
+ Xếp loại học lực năm 2014- 2015: Giỏi: 5,1%; Khá: 37%; TB: 57,9%.
+ Kết quả thi học sinh giỏi trong năm học nhà trường đã có 5 học sinh đạt giải từ cấp huyện đến tỉnh trong đó
(02 em đạt HSG Máy tính cầm tay; 3 em giỏi các môn văn hóa cấp huyện, thi cấp tỉnh đạt 01 em).
+ Tỷ lệ tốt nghiệp lớp 9 năm học 2014- 2015: 100%.
- Cơ sở vật chất:
+ Phòng học: 05
+ Phòng Thư viện kết hợp tin học: 01 (60m
2)
+ Phòng Thí nghiệm thực hành: 01 (60m
2)
+ Phòng làm việc: 04 (72 m
2).
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học thiếu, trang bị đồ dùng học tập, thiết bị dạy học, bàn ghế chất lượng thấp, Phòng làm việc của phó hiệu trưởng, phòng hành chính, kế toán, nhà tập đa năng, sân tập, phòng họp, phòng truyền thống... chưa có.
* Thành tích chính:
-
Năm học 2011- 2012:
+ Nhà trường được UBND tỉnh tặng cờ thi đua về thành tích suất sắc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012.
+ Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên tặng giấy khen đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC và hoạt động công đoàn.
+ Ba tổ chuyên môn đạt tổ lao động tiên tiến cấp huyện, 07 cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 16 cá nhân đạt LĐTT.
-
Năm học 2012- 2013.
+ Thủ Tướng Chính Phủ tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo.
+ UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể LĐ xuất sắc năm học 2012- 2013.
+ Ba tổ chuyên môn đạt tổ lao động tiên tiến cấp huyện, 07 Giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 20 cá nhân đạt danh hiệu LĐTT.
- Năm học 2014- 2015.
+ Nhà trường được UBND tỉnh Điện Biên tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; UBND huyện Điện Biên Đông khen tặng tập thể lao động xuất sắc.
+ Công đoàn đạt danh hiệu công đoàn xuất sắc được công đoàn ngành tặng giấy khen. 02 Giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 23 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
b) Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên:
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, không tự học, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp thấp.
- Chất lượng học sinh:
+ Chất lượng giáo dục còn thấp, tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng đạo đức của một bộ phận học sinh chưa cao còn tiếp thu kiến thức thụ động.
- Cơ sở vật chất:
Chưa đồng bộ, Phòng học còn thiếu, chưa có nhà hiệu bộ, nhà công vụ cho giáo viên ở, tường bao chưa có, phòng làm việc còn thiếu......
1.1.2. Môi trường bên ngoài:
a. Thời cơ.
Những năm qua nhà trường đã tạo được niềm tin, sự tin tưởng của chính quyền địa phương, sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh học sinh.
Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT, sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự ủng hộ nhiệt về giáo dục của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
b). Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
1.2. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, năm sau cao hơn năm trước.
- Nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Áp dụng triệt để đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp và các quy định về đánh giá xếp loại viên chức.
- Trong đánh giá xếp loại thi đua gắn trách nhiệm và hiệu quả công việc cho từng cá nhân.
- Tham mưu cấp trên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2017.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:
1. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường học tập nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
2. Tầm nhìn.
Đào tạo những con người mạnh khỏe, có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các vấn đề, kĩ năng ứng xử văn hóa cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Tình đoàn kết - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng - Tính sáng tạo
- Tính trung thực - Khát vọng vươn lên.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
1.Mục tiêu.
Tạo dựng được môi trường học tập có nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. Nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%.
- 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó trên chuẩn 95% trở lên.
2.2. Học sinh.
- Qui mô:
+ Lớp học: 09 -> 11 lớp
+ Học sinh: 300 học sinh
- Chất lượng học tập:
+ Trên 50% học lực khá, giỏi
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém < 1%
+ Tốt nghiệp THCS trên 98%
+ Thi học sinh giỏi cấp huyện các bộ môn: 10 giải trở lên.
- Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống
+ Chất lượng đạo đức: 90% hạnh kiểm khá, tốt trở lên.
+ Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất.
- Đủ phòng để dạy học một buổi, phòng làm việc, phòng phục vụ được xây dựng, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học, làm việc đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh- Sạch - Đẹp” an toàn, lành mạnh.
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường
Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị tốt; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng tốt máy tính phục vụ cho công việc.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
* Nguồn lực tài chính:
+ Ngân sách Nhà nước.
+ Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, Phụ huynh học sinh…”
* Nguồn lực vật chất:
+ Khuôn viên trường, phòng học, phòng làm việc, các công trình phụ trợ.
+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
6. Xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và Phụ huynh học sinh.
- Tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 – 2018 Phấn đấu:
+ 100% cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ giảng dạy và quản lý; 95% CBGV có trình độ đào tạo trên chuẩn.
+ Hoàn thiện 100% các chỉ tiêu còn thiếu về chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
+ Trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2017.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2018– 2020 phấn đấu:
+ Duy trì vững chắc trường đạt chuẩn quốc gia và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục; chất lượng đội ngũ; đầu tư thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến.
- Giai đoạn 3: Từ năm 2021 – 2025 phấn đấu:
+ Duy trì vững chắc trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và phấn đấu trường học chuẩn quốc gia mức độ 2.
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch./.
VI. KẾT LUẬN
1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai. Giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm.
2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.
3. Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.
VII. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với UBND huyện: Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của trường.
2. Đối với xã:
Quan tâm tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh nhà trường cho nhân dân địa phương. Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng trường lớp cho Nhà trường để thực hiện Kế hoạch chiến lược.
3. Đối với Phòng GD&ĐT.
Tham mưu với huyện tạo mọi điều kiện để trường thực hiện KHCL đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện.
Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
4. Đối với nhà trường: Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh quán triệt đầy đủ kế hoạch chiến lược đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD& ĐT HIỆU TRƯỞNG
Hồ Công Nam