Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Mường Luân

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ THCS MƯỜNG LUÂN GIAI ĐOẠN 2021– 2025 TẦM NHÌN 2030

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ THCS MƯỜNG LUÂN
 
 
 
Số 81/KHCL-PTDTBTTrHML
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
  

Mường Luân, ngày 06 tháng 10 năm 2020
 
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ THCS
MƯỜNG LUÂN GIAI ĐOẠN 2021– 2025 TẦM NHÌN 2030
 
Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Mường Luân– Điện Biên Đông được thành lập theo Quyết định số 925/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 6 năm 2020 của UBND huyện Điện Biên Đông, trên cơ sở sáp nhập trường Tiểu học Pá Vạt và trường THCS Mường Luân. Năm học 2020- 2021 nhà trường có 20 lớp gồm 2 cấp học: Tiểu học 10 lớp với 225 học sinh; THCS có 10 lớp với 326 học sinh; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 51 người; Cơ sở vật chất của nhà trường gồm hai địa điểm riêng biệt, có đủ phòng học, trang thiết bị dạy học đảm bảo chất lượng cho hoạt động giáo dục học sinh. Những năm qua với sự nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn của thầy và trò nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của phòng Giáo dục&Đào tạo, sự động viên giúp đỡ của chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, sự lớn mạnh của nhà trường đã chứng minh điều đó. Trong thời gian tới nhà trường phấn đấu trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh xã Mường Luân cũng như con em các dân tộc trên địa bàn các xã lân cận của huyện Điện Biên Đông.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường PTDTBT Tiểu học và THCS Mường Luân là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Góp phần cùng các trường trong huyện xây dựng ngành giáo dục Điện Biên Đông phát triển theo kịp yêu cầu của tỉnh của xã hội.
I/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG.
1.1 Đặc điểm tình hình.
1.1.1 Môi trường bên trong.
a. Điểm mạnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 51; trong đó: BGH: 5, giáo viên: 37, nhân viên: 9.
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi cao, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đối với ban giám hiệu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng.
- Chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của ngành.
- Chất lượng học sinh năm học 2019- 2020.
- Cấp tiểu học.
Khối lớp Số lớp Tổng số HS HT Tốt Hoàn thành Chưa HT
1 2 41 10 31  
2 2 47 9 38  
3 2 39 11 28  
4 2 56 12 44  
5 2 58 16 42  
Tổng cộng 10 239 58 183 (2 KT)  
- Cấp THCS.
 Kết quả xếp loại hạnh kiểm.
Khối lớp Số lớp Tổng số HS Tốt Khá TB yếu Kém
6 3 87 61= 70.1% 22= 25.3% 3= 3.4% 1 = 1.2% 0
7 2 77 60= 77.9% 11= 14.3% 6= 7.8% 0 0
8 2 58 36= 62.1% 16= 27.6% 6= 10.3% 0 0
9 3 82 52= 63.4% 27= 32.9% 3= 3.7% 0 0
Tổng 10 304 209=68,8% 76= 25% 18= 5.9% 1= 0.3% 0
 
Kết quả giáo dục văn hóa:
Khối lớp Số lớp Tổng số HS  Giỏi Khá TB yếu Kém
6 3 87 8= 9.2% 35= 40.2% 42= 48.3% 0 2= 2.3%
7 2 77 8= 10.4% 28= 36.4% 40= 51.9% 0 1= 1.3%
8 2 58 3= 5.2% 28= 48.3% 27= 46.5% 0 0
9 3 82 3= 3.7% 23= 28% 54= 65.9% 2= 2.4% 0
Tổng cộng 10 304 22= 7.2% 114= 37.5% 163= 53.6% 2= 0.7% 3= 1%
- Kết quả thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa và học sinh giỏi giải toán bằng MTCT cấp huyện trong năm học có 18 học sinh đạt giải. (02 HS đạt giải MTCT; 16 HS đạt giải các môn văn hóa cơ bản) 
 - Cơ sở vật chất:
 * Cấp tiểu học:
- Phòng học văn hóa: có 10 phòng có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh nước uống đảm bảm cho các hoạt động giáo dục. 
          - Khu văn phòng: 3 phòng, trong đó phòng ban giám hiệu 2 phòng, phòng họp tổ nhóm chuyên môn 01 phòng.
          - Khu nhà ở học sinh bán trú: 01 nhà (Mượn nhà văn hóa của bản), do phòng ở thiếu nên học sinh phải ở trên lớp học.
          - Khu bếp nấu: Gồm 01 nhà ăn, bếp nấu, kho lưu trữ thực phẩm có đầy đủ dụng cụ xoang nồi, bát đĩa dùng cho học sinh.
* Cấp THCS:
- Phòng học văn hóa hiện có: 9 phòng và 1 phòng chức năng sử dụng làm phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh; được lắp đặt máy chiếu, màn chiếu, hệ thống điện, quạt, bảng viết, khẩu hiệu, rèm cửa, nước uống đảm bảm cho các hoạt động giáo dục. 
- Phòng học bộ môn: 5 phòng. Trong đó (Phòng thí Hóa- Sinh= 01 phòng dùng chung; Thư viện= 01 phòng; Tin học= 01 phòng = 10 máy; Phòng Vật lý- Công nghệ= 01 phòng, phòng học tiếng= 01 phòng). Các phòng được trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị, máy chiếu theo chuẩn quy định.
- Khu văn phòng: có 15 phòng, Trong đó.
+ Ban giám hiệu: 03 phòng, Tổ văn phòng: 01 phòng; Tổ chuyên môn: 03 phòng; Công đoàn: 01 phòng; Đoàn đội: 01 phòng, Y tế: 01 phòng, phòng đọc: 01 phòng Các phòng trên đều được lắp đặt đủ máy tính, bàn ghế, hệ thống điện, quạt.
+ Phòng hội đồng, truyền thống: 01 phòng, được lắp đặt tăng âm loa đài, máy chiếu, bàn ghế đúng quy cách, được trang trí khánh tiết. Phòng khách có 03  phòng được trang bị đầy đủ chăn màn, bàn làm việc, nước uống.
- Khu vệ sinh- Sân chơi bãi tập- hệ thống cây xanh: Nhà trường có 3 khu vệ sinh dành triêng cho giáo viên, học sinh, phòng khách. Có sân chơi  bê tông diện tích 700m2; Bãi tập có diện tích 500m2. Cảnh quan nhà trường có bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát.
* Thành tích chính:
- Năm học 2017- 2018:
+ Nhà trường tiếp tục được UBND tỉnh công nhận “Tập thể lao động xuất sắc”; Được UBND tỉnh tặng bằng khen.
+ 03 Giáo viên đạt CSTĐ và 25 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến; giáo viên giỏi của nhà trường 8/17 đạt tỷ lệ 47 %
+ Công đoàn đạt danh hiệu công được công nhận trong sạch vững mạnh.
- Năm học 2018- 2019.
+ Nhà trường tiếp tục được UBND tỉnh công nhận “Tập thể lao động xuất sắc”; UBND huyện tặng giấy khen hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2018-2019.
+ 02 Giáo viên đạt CSTĐ và 26 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến; giáo viên giỏi của nhà trường 9/18 đạt tỷ lệ 50%
- Năm học 2019- 2020.
+ Nhà trường tiếp tục được tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh; được UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen.
+ Công đoàn đạt danh hiệu công đoàn Cơ sở vững mạnh; 6 giáo viên đạt CSTĐ cấp cơ sở, 42 cá nhân đạt danh hiệu LĐTT; 02 cá nhân được giám đốc sở GD&ĐT tặng giấy khen; 15 cá nhân được UBND huyện tặng giấy khen.
b) Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn  mang tính động viên, chưa thực chất.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên:
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công việc được giao cần phải bồi dưỡng thêm về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chất lượng học sinh:
+ Chất lượng giáo dục còn thấp, tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng đạo đức của một bộ phận học sinh chưa cao còn tiếp thu kiến thức thụ động.
- Cơ sở vật chất:
+ Khang trang, sẹch đẹp, đảm bảo chất lượng để tổ chức các hoạt động giáo dục. Song hiện nay cả 2 điểm trường còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị cho học sinh nội trú, cụ thể: Điểm trường Tiểu học thiếu phòng ở cho học sinh; điểm trường THCS chưa có nhà ăn, bếp nấu, thiết bị nấu ăn cho học sinh nội trú.
1.1.2. Môi trường bên ngoài:
a. Thời cơ.
Những năm qua nhà trường đã tạo được niềm tin, sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của phòng GD&Đào tạo; Sự giúp đỡ của Đảng Ủy, chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã.
Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, sự hiểu biết của nhân dân và học sinh về giáo dục ngày càng được cải thiện. Đây cũng là nguyên nhân chính giúp cho chất lượng giáo dục ngày được nâng lên.
b). Thách thức:
- Trường đóng trên địa bàn vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên đời sống vật chất của nhân dân còn thấp, chất lượng giáo dục đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên học sinh yếu kém vẫn còn, học sinh đầu vào lớp 1 và lớp 6 chưa thích nghi được với môi trường học tập mới.
- Ngày mưa đường trơn nước suối dâng một số bản đi lại gặp nhiều khó khăn nên nhiều học sinh chưa cố gắng đến trường.
- Đa số học sinh khối THCS là lao động chính trong gia đình nên các em phải lao động kiếm sống, một bộ phận học sinh nữ xây dựng gia đình sớm làm ảnh hưởng đến việc huy động của nhà trường.
1.2. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh là vấn đề cốt lõi, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục được ưu tiên hàng đầu.
- Nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên đúng theo chuẩn nghề nghiệp và các quy định về đánh giá xếp loại viên chức. Trong đánh giá xếp loại thi đua gắn trách nhiệm và hiệu quả công việc cho từng cá nhân.
- Tham mưu cấp trên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường để đạt chuẩn quốc gia theo thông tư 18/2018/TT-BGDĐT.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:
1. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường học tập nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
2. Tầm nhìn.
Đào tạo những con người mạnh khỏe, có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các vấn đề, kĩ năng ứng xử văn hóa cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Tình đoàn kết                                                     - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm                                        - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng                                                     - Tính sáng tạo
- Tính trung thực                                                  - Khát vọng vươn lên.
III.  MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
1.Mục tiêu.
Thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018; Tạo dựng được môi trường học tập có nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. Nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ  tiêu.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó trên chuẩn 95% trở lên.
- 100% giáo viên tiếp cận và thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và  nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%.
2.2. Học sinh.
- Qui mô:
+ Lớp học: 10 -> 13 lớp
+ Học sinh: 600 học sinh
- Chất lượng học tập:
+ Trên 50% học lực khá, giỏi
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém < 1%
+ Tốt nghiệp THCS trên 98%
+ Thi học sinh giỏi cấp huyện các bộ môn: 18 giải trở lên.
- Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống
+ Chất lượng đạo đức: 90% hạnh kiểm khá, tốt trở lên.
+ Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất.
- Đủ phòng để dạy học một buổi, phòng làm việc, phòng chức năng được xây dựng kiên cố, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học, làm việc đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh- Sạch - Đẹp” an toàn, lành mạnh.
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường
Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị tốt; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản tốt, sử dụng hiệu quả lâu dài.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng tốt máy tính phục vụ cho công việc.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.  
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
* Nguồn lực tài chính:
+ Ngân sách Nhà nước.
+ Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, Phụ huynh học sinh…”
* Nguồn lực vật chất:
+ Khuôn viên trường, phòng học, phòng làm việc, các công trình phụ trợ.
+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học.
6. Xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và Phụ huynh học sinh.
- Tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
-  Giai đoạn 1: Từ năm 2021 – 2022 Phấn đấu:
+ 100% cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ giảng dạy và quản lý;  95% CBGV có trình độ đào tạo trên chuẩn.
+ Hoàn thiện 100% các chỉ tiêu còn thiếu về chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
+ Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2022.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2022– 2025 phấn đấu:
+ Duy trì vững chắc trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và chuẩn Quốc gia mức độ 1; nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục; chất lượng đội ngũ; đầu tư thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến.
- Giai đoạn 3: Từ năm 2025 – 2030 phấn đấu:
+ Nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3 và chuẩn Quốc gia mức độ 2.
14. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, thành lập ban kiểm tra rà soát và tự đánh giá hàng năm.
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch./.
VI. KẾT LUẬN
1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai. Giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch giáo dục hàng năm.
2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.
3. Trong thời kỳ hội nhập, và thay đổi chương chình giáo dục phổ thông có nhiều sự thay đổi trong đó có cả kinh tế xã hội; kế hoạch chiến lược của nhà trường sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu. Tuy nhiên bản kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.
VII. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với UBND huyện: Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức hoạt động phù hợp với thực tế của nhà trường.
2. Đối với xã:
Quan tâm tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh nhà trường cho nhân dân địa phương được biết. Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng trường lớp cho Nhà trường để thực hiện Kế hoạch chiến lược.
3. Đối với Phòng GD&ĐT.
      Tham mưu với huyện tạo mọi điều kiện để trường thực hiện KHCL đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ nhà trường về phương thức tổ chức và thực hiện kế hoạch.
   Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
          4. Đối với nhà trường: Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh quán triệt đầy đủ kế hoạch chiến lược đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.
 Nơi nhận:                                                                                                                                                           HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT/để BC
- CBQL, GV, NV/để TH
- Lưu: VT, CM
 
 
                                                                                                                                                                                 Hồ Công Nam
 
 
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 b
1A2 b
1A3 A
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay305
  • Tháng hiện tại3,897
  • Tổng lượt truy cập168,669
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
12
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính