Trường PTDTBTTH&THCS Mường Luân

https://thcsmuongluan.pgddienbiendong.edu.vn


CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS MƯỜNG LUÂN

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, Cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh trường PTDTBT TH & THCS Mường Luân đã thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng HSG và đã đạt được những thành công nhất định. Trong năm học 2020-2021, 2021 – 2022 đội tuyển HSG của nhà trường đã đạt được nhiều giải học sinh giỏi cấp huyện. Năm học 2022 – 2023 nhà trường tiếp tục phấn đấu có được nhiều thành tích hơn nữa.
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS MƯỜNG LUÂN

              Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, Cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh trường PTDTBT TH & THCS Mường Luân đã thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng HSG và đã đạt được những thành công nhất định. Trong năm học 2020-2021, 2021 – 2022 đội tuyển HSG của nhà trường đã đạt được  nhiều giải học sinh giỏi cấp huyện. Năm học 2022 – 2023 nhà trường tiếp tục phấn đấu có được nhiều thành tích hơn nữa. Để có được những thành tích trên, phải kể đến sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và các em học sinh. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể cho công tác bồi dưỡng HSG ngay từ đầu năm học. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm đặc biệt là rất tâm huyết trong công tác bồi dưỡng HSG. Về phía học sinh, có nhiều em đam mê, hứng thú, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Trước thực trạng giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc; công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian nên việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế; học sinh không mặn mà ôn thi HSG vì ngoài giờ học chính khóa các em còn đi làm thêm để giúp đỡ gia đình sức học chỉ đạt mức trung bình khá. Là một đơn vị của vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất còn thiếu . Nhà trường  đã đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả bồi dưỡng HSG như sau:
            1. Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
             Lên kế hoạch Bồi dưỡng HSG ngay từ trong hè. Kế hoạch của tổ được xây dựng dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, nhiệm vụ năm học và sự chỉ đạo của Sở phòng GD. Kế hoạch bồi dưỡng HSG được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường, đồng thời thông báo cho giáo viên chủ nhiệm, hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện.
Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng HSG. Tổ chuyên môn phân công giáo viên bồi dưỡng HSG biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng theo từng chuyên đề. Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt cấp học . Nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.
Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng HSG. Đó là những giáo viên có năng lực chuyên môn, có khả năng sưu tầm, biên soạn và dạy chuyên đề chuyên sâu; có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc; có khả năng truyền cảm hứng, niềm say mê môn học cho các em.
 Thi lập đội tuyển HSG. Tổ chức cho học sinh ôn tập, tổ chức thi chọn HSG cấp trường, lựa chọn học sinh có thành tích tốt nhất tiếp tục bồi dưỡng tham dự kì thi HSG cấp huyện, tỉnh.
            2. Việc lựa chọn học sinh thi HSG:
            Nên lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi. Ngoài ra học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
             3. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:
Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức  tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm; phải đầu tư sâu cho chuyên môn; nghiên cứu kỹ các dạng đề thi các cấp. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là trên mạng internet.
Giáo viên bồi dưỡng HSG lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Nắm vững phương châm : dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao. Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy, dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
Giáo viên tăng cường rèn kĩ năng làm các dạng đề. Rèn cho học sinh tính chủ động, sáng tạo, cách suy luận, phân tích, đánh giá trước một vấn đề bằng việc giao bài tập theo từng phần, từng chuyên đề cho học sinh chuẩn bị ở nhà dưới sự hướng dẫn và sửa chữa của giáo viên.
Đội ngũ giáo viên ôn luyện, bồi dưỡng HSG cần ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng. Các hình thức bồi dưỡng có thể là: phân công mỗi giáo viên dạy một số chuyên đề cho học sinh giỏi; giao chuyên đề cho giáo viên tự đọc, tự học, tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi; bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các trường khác...
            4.  Về tài liệu bồi dưỡng:
            Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác nhằm giúp các em  tiếp xúc làm quen với các dạng đề.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
           5.  Về thời gian bồi dưỡng:
           Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì cần có kế hoạch bồi dưỡng liên tục và đều đặn. Trước khi thi, tổ phân công một số giáo viên tổng ôn tập, kiểm tra, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức.
          6. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng
          Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám đóc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng luôn quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng.
Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổ chức lễ tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em, tạo động lực để các em tiếp tục phấn đấu.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non. Nếu chúng ta biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển.
            7. Nơi bồi dưỡng HSG của nhà trường
            Do cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, phòng học còn thiếu cho nên việc ôn luyện còn gặp nhiều khó khăn: Để khắc phục tình trạng trên nhà trường đã sử dụng tối đa các phòng chức năng và phòng làm việc của nhà trường để học sinh có chỗ ôn luyện. Với những quyết tâm của thầy và trò đã từng bước nâng cao được chất lượng đội ngũ và đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường.
20230202 145336
20230207 095556
20230202 145001
20230202 145032
 20230202 145423

Tác giả bài viết: Vũ Ngọc Dũng - Tổ KHXH

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây