HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: GÓI BÁNH CHƯNG ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN "QÚY MÃO" 2023
- Thứ tư - 11/01/2023 09:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mỗi độ tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn. Mọi người tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm vui tươi. Hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nghĩ đến khi nhớ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa…
Mỗi độ tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn. Mọi người tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm vui tươi. Hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nghĩ đến khi nhớ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa…
Trong xã hội hiện đại, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục lệ gói bánh chưng vào dịp tết Nguyên Đán.
Mỗi độ tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn. Mọi người tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm vui tươi. Hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nghĩ đến khi nhớ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa…
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có từ truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc.
Bánh chưng là món ăn truyền thống quá quen thuộc rồi, nhưng có bao giờ bạn nghe cái tên "bánh chưng gù" chưa?
Không giống như các loại bánh chưng khác, bánh chưng gù có kích thước khá nhỏ, đầy đặn và có hình dáng giống như chiếc lu. Bánh chưng gù cơ bản khá giống nhau về mặt nguyên liệu. Cũng là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu rang giã nhỏ, cũng lá dong, dây lạt… Bánh chưng vùng cao, cho nên gạo nếp phải là nếp nương, đỗ xanh phải là đỗ ta hạt nhỏ, còn thịt lợn là lợn đen do chính người dân địa phương tự nuôi. Cũng như dưới xuôi, gạo nếp được ngâm qua đêm và vo kỹ trước khi gói bánh để có độ mềm dẻo. Đỗ được ngâm và tách vỏ, sau đó được đồ lên mịn thơm, vàng óng. Thịt lợn thái miếng có đủ bì, nạc, mỡ ướp chung với chút tiêu hoặc các loại gia vị khác tùy vùng rồi mới đem gói bánh.
Bánh chưng gù được xem là một món ăn đặc sản của người Thái được nhiều người yêu thích bởi phần bánh dẻo quyện cùng phần nhân đậm đà và ngon miệng. Tục gói bánh chưng ngày Tết mang đậm bản sắc dân tộc và cần được lưu giữ
Nhằm mục đích cho các em học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa bánh chưng ngày tết và được cùng cô giáo gói chiếc bánh chưng, Ngày 10/01/2023 Trường PTDTBT – TH&THCS Mường Luân tổ chức hoạt động trải nghiệm: Gói bánh chưng đón tết Nguyên Đán canh tý 2023 cho toàn thể 100% giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh trong toàn trường.
Thông qua hoạt động này, không những trẻ biết thêm ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền, biết được những phong tục, tập quán trong ngày Tết mà trẻ còn lĩnh hội được kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong nhóm..., trẻ thực sự hào hứng với sản phẩm do bàn tay mình làm ra. Hãy cùng đến với các em học sinh trường Trường PTDTBT – TH&THCS Mường Luân xem các em học sinh đã gói bánh chưng như thế nào nhé!
Công tác chuẩn bị:Rửa lá bánh, lau lá dong, vo gạo, các nguyên vật liệu gói bánh.
Hướng dẫn quy trình gói bánh.
Học sinh thực hành gói bánh theo hướng dẫn.
.
Các em cùng nhau luộc bánh, nổi lửa lên.
Thành quả của buổi trải nghiệm gói bánh chưng
Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng của các em học sinh trường Trường PTDTBT – TH&THCS Mường Luân đã thành công trong niềm vui hân hoan của các bạn. Chúng mình cùng cô luộc bánh và bạn nào cũng mong muốn được mang chiếc bánh chưng do chính tay mình gói để về khoe với ông bà, bố mẹ và những người thân yêu của mình ở gia đình. Thật là vui vui vui.
Trong xã hội hiện đại, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục lệ gói bánh chưng vào dịp tết Nguyên Đán.
Mỗi độ tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn. Mọi người tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm vui tươi. Hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nghĩ đến khi nhớ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa…
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có từ truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc.
Bánh chưng là món ăn truyền thống quá quen thuộc rồi, nhưng có bao giờ bạn nghe cái tên "bánh chưng gù" chưa?
Không giống như các loại bánh chưng khác, bánh chưng gù có kích thước khá nhỏ, đầy đặn và có hình dáng giống như chiếc lu. Bánh chưng gù cơ bản khá giống nhau về mặt nguyên liệu. Cũng là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu rang giã nhỏ, cũng lá dong, dây lạt… Bánh chưng vùng cao, cho nên gạo nếp phải là nếp nương, đỗ xanh phải là đỗ ta hạt nhỏ, còn thịt lợn là lợn đen do chính người dân địa phương tự nuôi. Cũng như dưới xuôi, gạo nếp được ngâm qua đêm và vo kỹ trước khi gói bánh để có độ mềm dẻo. Đỗ được ngâm và tách vỏ, sau đó được đồ lên mịn thơm, vàng óng. Thịt lợn thái miếng có đủ bì, nạc, mỡ ướp chung với chút tiêu hoặc các loại gia vị khác tùy vùng rồi mới đem gói bánh.
Bánh chưng gù được xem là một món ăn đặc sản của người Thái được nhiều người yêu thích bởi phần bánh dẻo quyện cùng phần nhân đậm đà và ngon miệng. Tục gói bánh chưng ngày Tết mang đậm bản sắc dân tộc và cần được lưu giữ
Nhằm mục đích cho các em học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa bánh chưng ngày tết và được cùng cô giáo gói chiếc bánh chưng, Ngày 10/01/2023 Trường PTDTBT – TH&THCS Mường Luân tổ chức hoạt động trải nghiệm: Gói bánh chưng đón tết Nguyên Đán canh tý 2023 cho toàn thể 100% giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh trong toàn trường.
Thông qua hoạt động này, không những trẻ biết thêm ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền, biết được những phong tục, tập quán trong ngày Tết mà trẻ còn lĩnh hội được kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong nhóm..., trẻ thực sự hào hứng với sản phẩm do bàn tay mình làm ra. Hãy cùng đến với các em học sinh trường Trường PTDTBT – TH&THCS Mường Luân xem các em học sinh đã gói bánh chưng như thế nào nhé!
Công tác chuẩn bị:Rửa lá bánh, lau lá dong, vo gạo, các nguyên vật liệu gói bánh.
Hướng dẫn quy trình gói bánh.
Học sinh thực hành gói bánh theo hướng dẫn.
.
Các em cùng nhau luộc bánh, nổi lửa lên.
Thành quả của buổi trải nghiệm gói bánh chưng
Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng của các em học sinh trường Trường PTDTBT – TH&THCS Mường Luân đã thành công trong niềm vui hân hoan của các bạn. Chúng mình cùng cô luộc bánh và bạn nào cũng mong muốn được mang chiếc bánh chưng do chính tay mình gói để về khoe với ông bà, bố mẹ và những người thân yêu của mình ở gia đình. Thật là vui vui vui.